Quy trình các bước kiểm định thang máy gia đình
Kiểm định thang máy gia đình là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Việc kiểm định này thường diễn ra trước khi thang máy chạy lần đầu, theo kỳ và khi gặp sự cố.
Các cơ quan kiểm định thang máy phải là các đơn vị được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy hoặc các đơn vị được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cấp phép.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Các hồ sơ cần được kiểm định viên xem xét:
- Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
- Hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
- Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước
- Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì
- Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ với hồ sơ chế tạo
- Kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puli, cáp, đối trọng …).
- Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
- Đo điện trở nối đất
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động.
- Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức.
Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
- Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu .